Giới thiệu về trường Tiểu học Diễn Thịnh

Giới thiệu về trường Tiểu học Diễn Thịnh

Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
1.   Đơn vị: Trường Tiểu học Diễn Thịnh
2.   Địa chỉ: xóm 6 (Đức Hậu) – Xã Diễn Thịnh – Diễn Châu – Nghệ An
3.   Email: thdienthinh.dc@nghean.edu.vn
4.   Điện thoại cơ quan: 03838620994
5.   Hiệu trưởng: 0987469508
6.   Thông tin nhà trường: Quá trình thành lập và phát triển, thành tích nhà trường.

Xã Diễn Thịnh, (bao gồm cả đất Long Cương xưa), Hiện là một xã lớn cả về dân số, tiểm lực đừng nhất nhì của Huyện diễn Châu về tài nguyên, kinh tế, văn hoá xã hội. Vốn là dãi đất “Địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống văn hoá, đất khoa bảng thời hán học, có nhiều nhân tài trí thức, uyên bác tầm cở quốc gia, quốc tế như các cụ: Cao Xuân Dục; nhà bác học, nhà nghiên cứu uyên bác triết học phật giáo, nho giáo và lão giáo như cụ Cao Xuân Huy; nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, nhà nghiên cứu học thuật Ấn Độ, người tài hoa về cách viết các dòng đại tự, hán tự trên câu đối mà cả nước ai cũng biết. Ngoài ra cụ Cao Xuân Khôi, thi sĩ dân gian nổi tiếng….và rất nhiều nhà tác nho, khoa bảng, tú tài, cử nhân… nhiều người sớm giác ngộ cách mạng như cụ Phạm Xuân Mãn, đ/c Phạm Hồng Chung; các đồng chí Trân Ty, Đậu Thị lợi, Trần Ân… đã tôn nên những danh gia vọng tộc có tiếng trong vùng.

Năm 1927, thực dân Pháp đã cho lập ở Cao Xá (tức Diễn Thịnh ngày nay, một trường sơ học cho cả tổng Cao Xá cũ. Lúc đó, trường chỉ võn vẹn 3 lớp học hỗn hợp với mỗi một giáo viên kiêm nhiệm. Thầy giáo đầu tiên lúc bấy giờ là ông Đậu Sỹ Tiến (Người thôn Phú Trung, Diễn Thành ngày nay).

Cuối cấp lớp 3, tức lớp sơ đẳng, học sinh thi tốt nghiệp để lấy bằng “Sơ học yếu lược”. Được 2 năm, thầy giáo Tiến ngộ bệnh và qua đời, người kế nghiệp là thầy giáo Cao Hữu Châu (Người làng Thịnh Mỹ ngày nay). Nhà trường từ đó học tập ở Đình Xã, không có gì phát triển thêm về số thầy giáo cũng như số lớp. Mãi cho đến trước cách mạng tháng 8/1945.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công, đất nước ta thực hiện ngày hàn gắn vết thương chiến tranh để lại và phục hồi nền kinh tế, mở mạng công, nông trường, nhà máy, xí nghiệp; đồng thời đề cao nhiệm vụ giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết nhất. Từ đó con em nhân dân lương, giáo trong xã ngày đến trường càng đông; tiếp thu một số cơ sở vật chất, như bàn ghế, phòng học. tuy còn bằng tre, lá. Tháng 6/1946: Khôi phục lại thành trường Tiểu học xã Cao Xá. 

Đến năm 1956, vì quá chật chội, phân tán, khó khăn cho sự bao quát, quản lý, lại dột nát... Nên với sự tham mưu tích cực của nhà trường, đề xuất ý kiến với địa phương bắt tay vào việc lo nghĩ xây dượng ngôi trường cho các lớp học tập trung. Lãnh đạo địa phương, Đảng, chính quyền họp dân chính đảng bàn bạc, hạ quyết tâm vận động toàn dân ra sức xây dựng giáo dục. Thế rồi, như một công trường bắt tay vào thi công; huy động sức dân chuyên chở sò, gỗ, ngói về tập kết tại nơi xây dựng; lò vôi được nung nấu. lúc bấy giờ một số cụ cao tuổi như cụ Dần  Song Hậu), cụ Phổ Diễn (Quyết Tâm)…đều động viên phát biểu: Người xua thì động viên làm đình, chùa; bây giờ ta động viên làm trường học cho con em học tập để mở mạng trí tuệ, nên người hữu ích đều làm việc nghĩa, coi như là nghĩa cử.

Thế là tháng 3/1955 khởi công xây dựng; đế đầu năm học 1956-1957 thầy trò được vào giảng dạy, học tập trong ngôi trường xây dựng đúng với quy cách của một nhà trường gồm có 7 phòng học và một văn phòng, đầy đủ bàn ghế, bảng đen. Lúc bấy giờ, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có phát biểu: “Trường Diễn Thịnh chúng ta, có thể nói là trường kiên cố, hiện đại lúc bấy giờ, dẫn đầu toàn tỉnh về kiến trúc. Kể từ hoà bình lập lại. Chỉ tiếc thay, ngôi trường đó chỉ với tuổi thọ không quá 10 năm tồn tại, do giặc Mỹ leo tháng, bắn phá ra miền Bắc, bom đạn tàn phá. Một lần nữa, trường lớp lại phải sơ tán về học trong các lán tranh tre hoặc nhà dân.

Năm 1962, Trường được đặt tên là: Trường PTCS Diễn Thịnh 1 và Cấp 1 Diễn Thịnh. Tuy điều kiện học tập, giảng dạy có khó khăn, nhưng không vì thế mà cản trở được sự phát triển số lớp ở cả cấp 1 và cấp 2, cũng như số giáo viên được chuyển về công tác ở Diễn Thịnh.

Từ năm 1977 đến năm 1992 trường chia làm 2 cơ sở. Cơ sở 1 đóng tại địa điểm hiện nay, cơ sở 2 xây dựng ở xóm Đồng Tâm, sát khu dân cư ven biển . Từ năm học 1992 - 1993 lại nay trường tách cấp và mang tên gọi là Trường Tiểu học Diễn Thịnh.
LIÊN KẾT WEBSITE
  THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay1,321
  • Tháng hiện tại5,114
  • Tổng lượt truy cập1,096,177
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây